Giới thiệu về chuyên ngành Kinh tế đầu tư
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ (Mã 62)
1, Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế đầu tư có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kinh tế đầu tư, ngành Kinh tế; am hiểu các quy luật kinh tế; có tư duy sáng tạo và logic; có có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá, hoạch định các chính sách, giải quyết các vấn đề liên quan đến Kinh tế. Có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về Kinh tế đầu tư; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.
2, Kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững một cách khoa học và hệ thống cả về lý thuyết lẫn thực tiễn về kinh tế đầu tư; quản lý dự án; lập và thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu…, đủ năng lực để phân tích tình hình kinh tế xã hội, phân tích thị trường, phân tích các dự án để đầu tư thành công.
- Nắm vững và hiểu biết sâu về Kinh tế phát triển, Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh, Phân tích chi phí và lợi ích dự án đầu tư, Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Quản lý và quy hoạch đất đai…
- Có đầy đủ kiến thức về phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của dự án đầu tư.
3, Sinh viên tốt nghiệp có khả năng:
- Có đủ năng lực và trình độ chuyên sâu trong phân tích kinh tế -tài chính và lựa chọn phương án đầu tư, chiến lược đầu tư và sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, các Tổng công ty, Doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tại các địa phương.
- Có năng lực trong lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư
- Có khả năng dự báo, tư vấn về các nghiệp vụ đầu tư.
- Có đủ năng lực và giảng dạy, nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến kinh tế đầu tư, quản lý dự án, đấu thầu và các vấn đề khác gắn với đầu tư…
4, Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc:
- Cán bộ lập, thẩm định, quản lý dự án; phân tích kinh tế, tài chính và lựa chọn phương án, chiến lược đầu tư, kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Cán bộ quản lý kinh tế, tài chính nói chung và các hoạt động đầu tư, dự án nói riêng tại các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Cán bộ nghiên cứu và dự báo tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu ở trung ương và địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, tiến hành đầu tư trực tiếp hoặc tham gia các hoạt động đầu tư.
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn về kinh tế đầu tư tại các trường, cơ quan NCKH
5, Triển vọng nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Đầu tư có cơ hội trở thành các nhà quản lý kinh tế trong mọi lĩnh vực, các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chuyên gia quản lý dự án, chuyên gia lập và thẩm định dự án, chuyên gia đấu thầu, chuyên gia phân tích kinh tế.